Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Làm nghề nào tốt cho sức khỏe?

Một công việc khỏe mạnh mang lại cho bạn nhiều thứ, không chỉ là việc tránh được các chất độc hại hay máy móc ồn ào.


Người lao động cần sự tôn trọng, thu nhập, sự khích lệ và kiểm soát được công việc. Điều cân bằng với nó là chất lượng cuộc sống bên ngoài công việc. Hãy cân nhắc những công việc dưới đây - nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt nhất - theo chuyên gia L. Casey Chosewood, từ Viện Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp quốc gia Mỹ.

1. Huấn luyện viên thể dục

Tất nhiên, những nghề cần luyện tập thân thể đều thuộc nhóm tốt nhất. Trang Monster.com liệt kê 10 nghề khỏe mạnh nhất thuộc nhóm này, như hướng dẫn yoga, biên đạo múa, huấn luyện viên chạy bộ, huấn luyện viên cá nhân...



Những nghề này tạo cơ hội tương tác với người khác, năng động và dẻo dai. Tuy nhiên, người làm nghề này cũng có thể không được bảo hiểm sức khỏe.

2. Kỹ sư phần mềm

Ngồi bên máy tính cả ngày có vẻ không khỏe mạnh, nhưng đó là chỗ người ta muốn làm. Các công ty tiên tiến như Google, Intel cho phép nhân viên tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình, không nhất thiết phải ngồi ở cơ quan. Ngoài ra, nhiều công ty cũng có các bàn giải trí, phòng giải trí hoặc máy tập chạy ngay tại công sở.

3. Người chăm sóc cây cảnh

Việc quanh quẩn bên các loài cây, hoa và thiên nhiên giúp giảm stress và huyết áp. Ngoài ra, "hạn chót công việc", hội chứng cổ tay và đau lưng hiếm khi xảy ra với những người này.



4. Nhân viên bảo hiểm y tế

Nghề này tốt cho sức khỏe bởi mức độ stress thấp và yêu cầu thể chất không cao. Những người làm nghề phân tích dữ liệu cho các công ty bảo hiểm cũng thuộc nhóm nghề tốt nhất. Ngoài ra, khả năng thất nghiệp của nghề này thấp - một yếu tố chắc chắn nâng cao sức khỏe tinh thần cho người lao động.

5. Kỹ thuật viên y tế

Họ là các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, ghi chép số liệu, vệ sinh viên nha khoa, các nhà trị liệu... Không giống như các bác sĩ hay y tá bệnh viện, những người này thường làm trong môi trường văn phòng hoặc phòng thí nghiệm, với giờ giấc ổn định và có thể dự báo được.

6. Công chức chính phủ

Nhóm công chức này có lợi ích lớn hơn so với những người làm ở khu vực tư nhân, như được nghỉ lễ tết dài ngày. Và vì các cơ quan chính phủ thường chịu trách nhiệm cung cấp cho các chương trình tài chính hay các sáng kiến, nên nơi làm việc và nhân viên của họ thường nằm trong nhóm hưởng lợi đầu tiên.

7. Nhân viên hành chính

Đây là nhóm nghề có ít tổn thương và ốm đau nhất. Người làm nghề này ra về vào một giờ nhất định mỗi ngày, và biết rõ việc hôm nay sẽ làm gì. Tuy nhiên, họ có thể gặp tổn thương do đánh máy, đau lưng do ngồi nhiều, tăng cân do lối sống quá tĩnh tại.

8. Người làm ăn nhỏ

Một công ty lớn có thể có khiến bạn tự hào - thu nhập, thăng tiến - nhưng có thể gây cảm giác lạc lõng, thiếu tình cảm với một số người. Với họ, kinh doanh nhỏ có thể thú vị hơn. Nghiên cứu năm 2012 tìm thấy người làm ăn kinh doanh nhỏ (cả chủ lẫn người làm công) thường khỏe mạnh hơn - nguy cơ tử vong thấp hơn, ít bị béo phì và tiểu đường - so với người làm ở công ty lớn.

Chẩn đoán sức khỏe qua dáng đi

Cách đi bộ có thể tiết lộ những thông tin đáng ngạc nhiên về sức khoẻ tổng thể mà bạn không hề biết.

Đi với tốc độ chậm

Theo các nhà khoa học Trường Đại học Pittsburgh (Mỹ), tốc độ đi bộ có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy tuổi thọ của bạn. Thực tế, việc dự đoán tuổi thọ dựa vào tốc độ đi sẽ chính xác hơn khi phân tích cả những yếu tố như tuổi tác, giới tính, bệnh mạn tính, hút thuốc lá, chỉ số khối cơ thể và các dấu hiệu khác. Tuy nhiên, điều này đặc biệt chính xác đối với những người từ 75 tuổi trở lên.

Tốc độ đi trung bình của một người là 0,9m/s. Những ai đi bộ chậm hơn 0,6m/s có nguy cơ tử vong sớm cao hơn. Trong khi đó, những người có tốc độ đi trên 1m/s hoặc nhanh hơn sẽ sống thọ.



Những ai đi bộ chậm hơn 0,6m/s có nguy cơ tử vong sớm cao hơn

Điều này không có nghĩa bạn phải buộc bản thân mình đi nhanh. Nếu bạn ép buộc cơ thể làm điều đó thì chỉ khiến cơ thể dễ bị thương tổn. Điều này là do mỗi người đều có một tốc độ đi bộ tự nhiên dựa theo tình trạng của bản thân.

Không cử động tay nhiều khi đi

Khi chân trái bước về phía trước, cột sống sẽ chuyển động về bên phải, cánh tay phải cũng đồng thời chuyển động. Sự phối hợp đồng bộ này sẽ hỗ trợ cho phần lưng dưới. Do đó, nếu ai đó đi bộ mà không cử động tay nhiều, đó là dấu hiệu cho thấy cột sống không được hỗ trợ do cử động của lưng bị hạn chế. Điều này có thể gây ra những cơn đau và thương tổn vùng lưng.

Bàn chân đặt xuống mặt đất trước

Một số chuyên gia thậm chí không cần nhìn dáng đi, chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng có thể dự đoán tình hình sức khoẻ của bạn. Điều này là do khi bạn đi, việc đặt bàn chân hay gót chân xuống trước sẽ tạo nên những âm thanh khác nhau. Thông thường, gót chân sẽ tiếp xúc mặt đất đầu tiên, sau đó bàn chân mới từ từ hạ xuống. Nếu bạn đặt bàn chân xuống trước, có thể khả năng không chế của các cơ đã bị suy yếu. Đây cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc đĩa đệm vùng lưng bị tổn thương.

Sải chân ngắn

Nếu bạn bước đi với sải chân ngắn, có thể khả năng cử động của khớp xương đầu gối có vấn đề. Một nguyên nhân nữa là do phạm vi chuyển động hông còn hẹp. Tuy nhiên, điều này lại khiến lưng bạn phải chịu nhiều áp lực hơn khi bước đi, gây ra chứng đau lưng và các vấn đề thần kinh khác.



Nếu bạn bước đi với sải chân ngắn, có thể khả năng cử động của khớp xương đầu gối có vấn đề

Đi chân vòng kiềng

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm khớp xương. Theo BS Charles Blitzer - phát ngôn viên của Hội Phẫu thuật Chỉnh hình Mỹ, 85% số người bị viêm khớp xương đều đi chân vòng kiềng. Những người bị bệnh còi xương hay có gen từ trước cũng có thể bước đi như vậy. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường chỉ đúng với trẻ em chứ không hề phù hợp với người trưởng thành.

Khó nâng chân khỏi mặt đất

Bước chân cong về phía trước và gặp khó khăn trong việc nâng chân lên khỏi mặt đất không chỉ đơn thuần là dấu hiệu của tuổi già. Đây có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang bị bệnh Parkinson. Những người bị bệnh cũng có thể có bước chân ngắn và do dự. Người bị sa sút trí tuệ trầm trọng, chẳng hạn như mắc bệnh Alzheimer cũng có thể có dáng đi như vậy.

Những căn bệnh giấu mặt hủy hoại sức khỏe

Có một số bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc diễn tiến âm thầm, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã đến giai đoạn nặng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em.

1. Xói mòn cổ tử cung

Xói mòn cổ tử cung là một loại bệnh phụ khoa thường gặp tương đối nghiêm trọng. Thực tế đây là tình trạng viêm mạn tính rất phổ biến của cổ tử cung. Lý do mắc phải rất phức tạp: tổn thương cổ tử cung trong đời sống tình dục, cọ xát mạnh với bao cao su, thụt rửa sâu khi vệ sinh, phá thai, đặt vòng tránh thai hay sự xâm lấn của vi khuẩn... đều có khả năng gây ra viêm cổ tử cung.



Xói mòn cổ tử cung là một loại bệnh phụ khoa thường gặp tương đối nghiêm trọng

Tuy nhiên, lý do khiến căn bệnh này nguy hiểm với chị em là nó diễn tiến âm thầm nên nhiều chị em chủ quan không để ý. Bản thân căn bệnh cũng không gây cảm giác khó chịu nên nhiều người chỉ phát hiện khi thăm khám phụ khoa.

Điều trị y tế: Mặc dù không nhất thiết phải cần điều trị nhưng không có nghĩa là bạn coi như căn bệnh không tồn tại. Điều chị em chúng ta nên làm là thăm khám phụ khoa mỗi năm một lần, trong đó quan trọng nhất là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Kiểm tra này rất đơn giản, không đau đớn và có thể phát hiện hơn 90% trường hợp ung thư cổ tử cung - 1 bệnh ung thư phụ khoa phổ biến.

Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu sau đây thì có thể bạn đã bị xói mòn cổ tử cung: tăng tiết dịch âm đạo, khí hư chuyển từ màu trắng trong thành màu vàng hoặc trắng, có mủ hoặc có mùi. Đặc biệt nếu xuất hiện chảy máu khi quan hệ thì chứng viêm cổ tử cung đã trở nên tồi tệ hơn. Đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung. Nếu bạn đã xuất hiện một trong các triệu chứng, bạn nên sớm đến bác sỹ phụ khoa để được chỉ định kiểm tra và điều trị.

Xói mòn cổ tử cung thường không ảnh hưởng đến mang thai và sinh con. Tuy nhiên, một số người mang thai do thay đổi nội tiết nên các triệu chứng sẽ nặng hơn, nhưng về cơ bản không ảnh hưởng đến thai nhi. Cần lưu ý rằng những người nhiễm HPV (vius gây u nhú ở người) đặc biệt dễ bị tổn thương gây nhiễm trùng cổ tử cung cùng lúc. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng gây ra ung thư cổ tử cung.

Virus này có thể lây lan qua sinh hoạt tình dục. Vì vậy, những người quan hệ tình dục sớm hay có nhiều bạn tình thì nguy cơ UTCTC gia tăng nên đặc biệt chú ý kiểm tra thường xuyên.

2. Viêm phần phụ mãn tính

Viêm phần phụ mãn tính cũng là căn bệnh rất phổ biến. Nó được xếp vào nhóm bệnh tiềm ẩn vì trong những hoàn cảnh bình thường bệnh nhân không có cảm giác đặc biệt, nếu có thì sẽ có triệu chứng đau bụng nhẹ, tăng tiết dịch âm đạo nhưng chị em thường không để ý và chỉ được phát hiện khi thăm khám phụ khoa.



Viêm phần phụ mãn tính cũng là căn bệnh rất phổ biến với phụ nữ

Sinh con, viêm âm đạo tái phát, phá thai hay phẫu thuật bộ phận sinh dục... đều là những lý do có thể dẫn đến viêm phần phụ mãn tính. Nó không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng viêm phần phụ thường xuyên, ngay cả khi ít nghiêm trọng cũng có thể gây tắc nghẽn ống dẫn trứng và vô sinh.

Thêm vào đó, ngay cả các bác sỹ cũng không thế biết đâu là nhóm người dễ có nguy cơ mắc bệnh này. Vì thế, chị em bất kể nghề nghiệp hay lứa tuổi nào cũng nên chú ý kiểm tra phụ khoa thường xuyên.

Điều trị y tế: Nếu bạn bị phát hiện mắc viêm phần phụ thì bạn sẽ được điều trị một lộ trình kháng sinh từ 5 - 14 ngày. Sau đó thì việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thường xuyên đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

3. Tăng sản tuyến vú

Các triệu chứng điển hình nhất của tăng sản tuyến vú là ở giai đoạn giữa chị em bắt đầu cảm thấy ngực sưng, đau. Cơn đau thường tăng dần lên và biến mất sau khi đến kỳ kinh nguyệt. Chính vì triệu chứng chỉ rõ ràng khi bệnh bước vào giai đoạn giữa nên bệnh tăng sản tuyến vú cũng là một dạng bệnh "tiềm ẩn".

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh này là mặc áo ngực chật; tâm lý căng thẳng; ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt không tốt làm rối loạn nội tiết; những chị em thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thuốc tránh thai có chứa estrogen; hoặc ảnh hưởng của những nhân tố làm ngăn cản quá trình phát triển của tuyến vú (phụ nữ kết hôn muộn, vô sinh, quan hệ tình dục không được điều tiết, phá thai, phụ nữ ly hôn sống độc thân). Đây là một tổn thương lành tính nhưng thỉnh thoảng cũng phát triển thành bệnh ung thư vú, nhưng rất ít.

Điều trị y tế: Lựa chọn áo ngực phù hợp để tránh gây chèn ép ngực, cũng như cởi bỏ áo ngực khi đi ngủ để cho ngực được thư giãn hoàn toàn. Tránh lạm dụng thuốc tránh thai, các sản phẩm làm đẹp có chứa estrogen cũng giúp ngăn ngừa tăng sản tuyến vú. Một cách tốt khác là các bà mẹ nên cho con bú sau khi sinh, nhất là sáu tháng đầu.

Điều này không chỉ mang đến cho trẻ nguồn thức ăn tự nhiên lành mạnh nhất mà còn có hiệu ứng điều trị tăng sản vú tuyệt vời. Duy trì thói quen tự kiểm tra ngực vào khoảng một tuần sau khi có kinh nguyệt để phát hiện bệnh kịp thời.

4. U xơ tử cung

Đây là một trong những bệnh khối u phụ khoa lành tính phổ biến nhất, tỷ lệ mắc bệnh cao ở phụ nữ. Thêm một điểm đặc biệt là có khoảng 1/3 u xơ lớn hay nhỏ tồn tại trong tử cung của phụ nữ trưởng thành. Nhiều u xơ nhỏ không hề gây bất cứ triệu chứng nào, thậm chí kiểm tra phụ khoa thông thường cũng không thể phát hiện.

Điều trị y tế: Khoảng 2/3 trường hợp có khối u chung sống hòa bình với cơ thể người bệnh. Sau khi mãn kinh, mức độ estrogen và mức độ progesterone giảm xuống, u xơ tử cung sẽ dần dần co lại và biến mất. Nhưng cũng có một số lượng nhỏ bệnh nhân gặp rắc rối vì những khối u này, chẳng hạn như kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều và thậm chí thiếu máu nặng nếu không được điều trị.

Bí quyết Cải thiện sức khỏe nam giới

Ngày nay, rất nhiều người đặc biệt là đàn ông phải chịu áp lự lớn trong công việc, chế độ ăn uống không lành mạnh...gây ra các bệnh về tâm thần và các bệnh lý khác nhau.

Cải thiện sức khỏe là rất cần thiết cho đàn ông. Do đó, đàn ông cần phải nắm bắt kiến ​​thức tổng quát về việc chăm sóc y tế cơ bản.

Uống đủ nước mỗi ngày

Đàn ông nên hấp thụ đủ nước mỗi ngày. Nước có thể duy trì sự bôi trơn của xương và khớp, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và làm giảm rủi mắc bệnh và chứng viêm cho nam giới. Đồng thời, nó có thể cung cấp các khoáng chất cho các mô cơ thể. Nói chung, nam giới nên bổ sung 1500 đến 2000 ml nước trong ngày.



Nước có thể duy trì sự bôi trơn của xương và khớp cho nam giới

Bổ sung các nguyên tố vi lượng

Đàn ông nên bổ sung các nguyên tố vi lượng cho bản thân đầy đủ. Việc thiếu kẽm có thể gây chứng bất lực. Việc bổ sung kẽm có thể duy trì sức sống của đời sống tình dục cho nam giới. Các loại thực phẩm như thịt bò và hải sản chứa kẽm phong phú. Hơn nữa, magiê có thể cải thiện hoạt động của tinh trùng để tăng cơ hội mang thai. Nó cũng có thể hỗ trợ các chức năng bình thường của tim, giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

Chromium có thể duy trì mức độ bình thường của cholesterol, thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ bắp và cải thiện sức chịu đựng của các cơ quan nội tạng. Vì vậy, nó có lợi cho nam giới để hấp thụ đủ các nguyên tố vi lượng trong cuộc sống hàng ngày.

Bổ sung vitamin

Đàn ông nên chú ý đến việc bổ sung vitamin. Sự hấp thụ đầy đủ vitamin có hiệu quả có thể cải thiện sức khỏe thể chất dành cho nam giới. Vitamin C có thể làm tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa khối u và bệnh gút, bảo vệ mắt và răng, trì hoãn sự lão hóa và ngăn ngừa vô sinh nam.

Hầu hết tất cả các loại rau và trái cây có chứa vitamin C. Vitamin A có thể cải thiện khả năng miễn dịch, bảo vệ thị lực và ngăn ngừa ung thư cho nam giới. Các loại thực phẩm như gan động vật có chứa giàu vitamin A.

Vitamin B6 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận ở đàn ông. Chuối và khoai tây có chứa một lượng lớn các vitamin B6.

Sống lành mạnh

Đàn ông nên hình thành thói quen sống lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày để duy trì sức khỏe thể chất. Nó là cần thiết cho họ để nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, bỏ những thói quen xấu như uống rượu và hút thuốc, thiết lập sự tự tin và loại bỏ các quan điểm không đúng trong việc chăm sóc sức khỏe.



Đàn ông nên hình thành thói quen sống lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày để duy trì sức khỏe thể chất

Những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe trên có thể giúp đàn ông cải thiện sức khỏe thể chất và ngăn ngừa các bệnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Đàn ông nên tích cực thực hiện những kiến ​​thức đúng đắn để đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Thực phẩm nào gây hại cho sức khỏe?

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống xương chắc khỏe.

Nhưng cũng có những thực phẩm tác dụng ngược lại, làm suy giảm lượng khoáng sản trong xương và ngăn chặn sự phát triển mà bạn cần chú ý.

Muối

Theo thời gian, muối làm giảm lượng canxi có trong xương. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với khoảng 2.300 mg natri bạn nạp vào cơ thể, tương ứng với 40 mg canxi bị triệt tiêu. Một nghiên cứu so sánh ở phụ nữ thời kì mãn kinh, những người có chế độ ăn nhiều muối bị mất các khoáng chất có trong xương nhiều hơn người ăn muối vừa đủ.

Cách hiệu quả nhất để cắt giảm lượng muối ăn dư thừa là hạn chế hoặc tránh các thực phẩm chế biến sẵn. Thịt đông lạnh, thức ăn chế biến sẵn như soup đóng hộp, pizza, thức ăn nhanh bao gồm bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và rau đóng hộp là nguồn dồi dào natri.



Nước ngọt là một thức uống dễ gây béo phì (Ảnh minh họa)

Nước ngọt

Nước giải khát ảnh hưởng không tốt tới xương. Các chất béo xuất hiện trong đồ uống có ga thường xuất phát từ axit photphoric, làm tăng tốc độ canxi được bài tiết trong nước tiểu. Tất nhiên, nước giải khát có thể giúp thỏa mãn cơn khát của bạn tức thì, nhưng chúng lại không bổ sung bất kì chất dinh dưỡng nào như bạn nhận được từ sữa hoặc nước trái cây nguyên chất.

Vì thế, hãy tăng cường chọn các sản phẩm từ sữa, nước cam để tăng cường canxi và vitamin D, sinh tố trái cây với sữa chua để thoát khỏi cám dỗ từ các sản phẩm nước ngọt.

Caffeine

Một phần tiêu cực của Caffeine giống như muối là đào thải canxi có trong xương. Cứ 100 mg caffeine (khoảng 1 tách cà phê nhỏ đến trung bình), bạn bị mất đi 6 mg canxi. Đó không phải là quá nhiều, nhưng sẽ là vấn đề lớn nếu bạn có xu hướng sử dụng đồ uống chứa caffeine thay trà đá hay các đồ uống khác lành mạnh cho xương như sữa, nước trái cây.

Để phòng tránh, bạn cần đặt giới hạn cho cơ thể với hai tách cà phê vào buổi sáng, sau đó chuyển sang các thức uống khác có ích cho xương. Bạn có thể thêm sữa vào cà phê để cải thiện phần nào tác hại của caffeine.

Vitamin A

Trong trường hợp này, các nghiên cứu chỉ ra, vitamin A được tìm thấy trong trứng, thực phẩm giàu chất béo như sữa, gan, vitamin tổng hợp… quan trọng cho mắt, cải thiện hệ thống miễn dịch, tuy nhiên, nếu bạn nạp vào cơ thể quá nhiều, nó sẽ gây tác dụng ngược lại. Phụ nữ trong thời kì mãn kinh, đặc biệt thường dễ bị quá tải vitamin A. Phụ nữ nạp vào cơ thể khoảng 5.000 IU (đơn vị quốc tế) vitamin A có tỷ lệ gãy xương cao gấp đôi so với phụ nữ chủ nạp một lượng là 1.600 IU mỗi ngày.



Hạn chế uống cà phê vì nó có thể gây hại cho cơ thể của bạn (Ảnh minh họa)

Bạn có thể kiểm soát lượng vitamin A bằng cách chuyển sang các sản phẩm sữa ít béo hoặc không có chất béo, và ăn lòng trắng trứng thay vì ăn cả quả trứng (vitamin A có trong lòng đỏ trứng nhiều hơn). Ngoài ra, kiểm tra lượng vitamin bổ sung của bạn để đảm bảo bạn không dư thừa lượng vitamin A trong cơ thể.

Rượu

Rượu giống một hợp chất ngăn chặn các khoáng chất cùng canxi tái tạo xương trong cơ thể. Nếu bạn uống nhiều, rượu còn phá vỡ quá trình tái tạo xương bằng các ngăn chặn các tế bào nguyên xương, tế bào tạo xương làm công việc của chúng. Không chỉ làm cho xương trở nên yếu hơn, khi bạn bị gãy xương, rượu còn ngăn chặn quá trình làm lành vết thương.

Hạn chế uống rượu bằng cách tối giản một ly một ngày.

Các sản phẩm chứa dầu hydro hóa

Các nghiên cứu cho biết trong quá trình hydro hóa, dầu thực vật dạng rắn khi hóa lỏng dùng trong chế biến sản phẩm thương mại thường phá hủy vitamin K tự nhiên. Vitamin K cần thiết cho xương chắc khỏe, và các loại dầu thực vật như dầu canola (dầu hạt cải) và dầu ô liu là chế độ ăn uống bổ sung vitamin K quan trọng sau các loại rau lá xanh. Một muỗng canh dầu hạt cải có 20 microgram vitamin K, một muỗng canh dầu ô liu có 6 microgram, và một khẩu phần rau bina chứa 120 microgram.

Nếu bạn thường xuyên ăn rau xanh thì đây không phải là vấn đề quá lớn. Còn nếu bạn là khách hàng thân thiết của các loại bánh như bánh nướng xốp… thì có thể sử dụng dầu hạt cải thay thế và kiểm tra nhãn mác để tránh các loại dầu hydro hóa.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Những phương pháp giản đơn giữ trái tim khỏe mạnh

Ăn uống hợp lý và tập thể dục là hai trong số những lời khuyên mà chúng ta vẫn thường được nghe để giữ trái tim khỏe mạnh.


Tuy nhiên, những thứ đơn giản hơn, ví dụ như những ứng dụng mà bạn tải về điện thoại, cách bạn nhìn cuộc sống… cũng có thể tạo ra những thay đổi lớn. Hãy khám phá 5 phương pháp mới giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tim mạch của chính mình:


VitaminC

Một nghiên cứu do American Journal of Clinical Nutrition tiến hành trên một nhóm người lớn cho thấy, sau khi bổ sung khoảng 500 miligam vitamin C mỗi ngày trong vòng 2 tuần liên tiếp thì huyết áp của những người này thấp đi một cách đáng kể. Các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin C có thể giúp kiểm soát nồng độ nitric oxide trong máu – chất giúp duy trì huyết áp bình thường.

Ăn nhiều trái cây và rau xanh
Theo một nghiên cứu mới đây do tạp chí quốc tế PloS One tiến hành thì những phụ nữ ăn nhiều chất xơ giảm được 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nam giới ăn nhiều chất xơ thì lại chỉ giảm được 15% nguy cơ mắc bệnh này.


Lạc quan

“Những người lạc quan thường có trái tim khỏe mạnh” chính là kết quả một nghiên cứu mới do tạp chí Psychological Bulletin (Mỹ)tiến hành.Các kết quả nghiên cứu cho thấy, những người lạc quan có nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ ít hơn tới 50% so với những người bi quan. Các nhà nghiên cứu tin rằng, đó là lý do những người vui vẻ thường khỏe mạnh và những cảm xúc vui vẻ thường gắn liền với ít nguy cơ bị bệnh tim hơn. Nếu bạn thường có suy nghĩ tiêu cực thì hãy thay đổi, hãy vận động. Một nghiên cứu mới đây cho thấy chỉ cần 15 phút tập thể thao mỗi ngày cũng giúp “làm bừng sáng” ngày của bạn.

Sử dụng điện thoại
Hãy download các ứng dụng như iHealth hay Withings xuống iPhone của bạn nếu bạn bị cao huyết áp. Những ứng dụng này sẽ giúp bạn kiểm tra huyết áp của chính mình, theo dõi biểu đồ huyết áp, cho bạn biết bạn có đang trong vùng nguy hiểm hay không …

Hiểu rõ về thuốc của mình

Các cơn đau tìm thường xuất hiện vào buổi sáng khi mà nồng độ protein KLF15 – chất có tác dụng hỗ trợ các chức năng của tế bào tim - ở mức thấp nhất. Điều đó có ý nghĩa gì với bạn? Hãy ghi nhớ về thời gian tác dụng của loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Nếu chúng có tác dụng trong vòng 9 giờ thì hãy uống thuốc vào buổi tối để có được sự bảo vệ tốt nhất. Nếu hiệu quả tối đa của chúng ngắn hơn thì hãy uống thuốc vào đầu giờ sáng. Còn nếu bạn không biết chắc lắm thì hãy đi khám bác sỹ để được tư vấn tốt nhất.

Tuy nhiên, những thứ đơn giản hơn, ví dụ như những ứng dụng mà bạn tải về điện thoại, cách bạn nhìn cuộc sống… cũng có thể tạo ra những thay đổi lớn. Hãy khám phá 5 phương pháp mới giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tim mạch của chính mình:
5 cách đơn giản giúp trái tim khỏe mạnh 1 
 
VitaminC
 
Một nghiên cứu do American Journal of Clinical Nutrition tiến hành trên một nhóm người lớn cho thấy, sau khi bổ sung khoảng 500 miligam vitamin C mỗi ngày trong vòng 2 tuần liên tiếp thì huyết áp của những người này thấp đi một cách đáng kể. Các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin C có thể giúp kiểm soát nồng độ nitric oxide trong máu – chất giúp duy trì huyết áp bình thường.
 
Ăn nhiều trái cây và rau xanh
Theo một nghiên cứu mới đây do tạp chí quốc tế PloS One tiến hành thì những phụ nữ ăn nhiều chất xơ giảm được 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nam giới ăn nhiều chất xơ thì lại chỉ giảm được 15% nguy cơ mắc bệnh này.
5 cách đơn giản giúp trái tim khỏe mạnh 2
 
Lạc quan
 
“Những người lạc quan thường có trái tim khỏe mạnh” chính là kết quả một nghiên cứu mới do tạp chí Psychological Bulletin (Mỹ)tiến hành.Các kết quả nghiên cứu cho thấy, những người lạc quan có nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ ít hơn tới 50% so với những người bi quan. Các nhà nghiên cứu tin rằng, đó là lý do những người vui vẻ thường khỏe mạnh và những cảm xúc vui vẻ thường gắn liền với ít nguy cơ bị bệnh tim hơn. Nếu bạn thường có suy nghĩ tiêu cực thì hãy thay đổi, hãy vận động. Một nghiên cứu mới đây cho thấy chỉ cần 15 phút tập thể thao mỗi ngày cũng giúp “làm bừng sáng” ngày của bạn.
Sử dụng điện thoại
Hãy download các ứng dụng như iHealth hay Withings xuống iPhone của bạn nếu bạn bị cao huyết áp. Những ứng dụng này sẽ giúp bạn kiểm tra huyết áp của chính mình, theo dõi biểu đồ huyết áp, cho bạn biết bạn có đang trong vùng nguy hiểm hay không …
Hiểu rõ về thuốc của mình
Các cơn đau tìm thường xuất hiện vào buổi sáng khi mà nồng độ protein KLF15 – chất có tác dụng hỗ trợ các chức năng của tế bào tim - ở mức thấp nhất. Điều đó có ý nghĩa gì với bạn? Hãy ghi nhớ về thời gian tác dụng của loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Nếu chúng có tác dụng trong vòng 9 giờ thì hãy uống thuốc vào buổi tối để có được sự bảo vệ tốt nhất. Nếu hiệu quả tối đa của chúng ngắn hơn thì hãy uống thuốc vào đầu giờ sáng. Còn nếu bạn không biết chắc lắm thì hãy đi khám bác sỹ để được tư vấn tốt nhất.
 

Nghệ thuật giúp tăng tuổi thọ

Nghệ thuật tăng tuổi thọ là nghệ thuật tránh làm giảm tuổi thọ. Vì vậy, người cao tuổi (NCT) cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.


Chế độ dinh dưỡng cũng quyết định tuổi thọ

Dưới đây là một số biện pháp giúp tăng tuổi thọ:
- Cần có một tâm hồn thanh thản, luôn luôn có được cuộc sống trong niềm vui. Niềm vui sẽ kích thích, tăng cường sức sống trong cơ thể giúp duy trì sự cân bằng của hệ thần kinh, đây là một yếu tố chống lại mọi căng thẳng, những stress xảy ra hàng ngày.

- Trong dinh dưỡng, cần giảm lượng thức ăn so với người trẻ. Nhu cầu năng lượng của NCT thường giảm từ 20 – 30% so với thanh niên.

- Nên tránh ăn quá no, đặc biệt khi bị tăng huyết áp. Hệ thống tuần hoàn trong gan ở người trên 65 tuổi giảm từ 40 – 45% so với lúc 25 tuổi.

- Cần giảm chất đường và chất muối trong các bữa ăn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy việc ăn nhiều chất muối, đường có liên quan chặt chẽ với tình trạng tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Vì vậy, NCT không nên ăn nhiều chất đường, bánh, kẹo và cần chú ý ăn nhạt hơn.

- Nên ăn nhiều rau tươi, trái cây, thức ăn giàu chất chống oxy hóa. Ở NCT, sức co bóp của dạ dày, nhu động ruột và hoạt động tiêu hóa đều giảm nên dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy bụng…

- Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá vì NCT có sự tiêu hóa, hấp thu chất đạm giảm; khả năng tổng hợp chất đạm cũng giảm hơn so với người trẻ nên dễ xảy ra tình trạng thiếu chất đạm. NCT nên ăn nhiều món ăn từ đậu như đậu phụ, tương, sữa đậu nành… Tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá.

- Thường xuyên vận động vì vận động chân tay không những cần thiết đối với cơ bắp, xương, khớp mà còn có tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn và hoạt động hài hòa sẽ giúp cho con người cảm giác dễ chịu, phấn khởi, thoải mái…

Những thứ cần kiêng khi uống thuốc

Để thuốc phát huy tác dụng, bắt buộc phải có “bạn đồng hành” thích hợp. Bởi lẽ một số kỵ sữa, một số khác kỵ thịt nướng, có thức khác kỵ chuối.



Rút cuộc cần tránh món gì trong thực đơn, đểviệc uống thuốc chữa trị hiệu quả?

1. Chất xơ

Là thành phần không thể thiếu trong thực đơn, tối thiểu vì lý do chất xơ phát huy tác dụng điều chỉnh sự tiêu hóa và giúp đại tiện dễ dàng. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ định, mỗi ngày cung cấp cho cơ thể khoảng 30 gam chất xơ (3 bát cơm gạo lứt, 3 quả táo to, 3 quả ớt ngọt hoặc 3 quả cà chua).

Tiếc rằng chất xơ cũng có gương mặt thứ hai – cản trở và làm suy giảm khả năng cơ thể hấp thụ một số tân dược, thí dụ các thuốc chứa canxi, sắt, magiê, mangan và kẽm, các vitamin A, D, E và vitamin thuộc nhóm B, các thuốc bệnh tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh.

Vì lý do như vậy, thứ nhất hàng ngày không nên ăn quá liều chất xơ theo chỉ định (chủ yếu với đối tượng ăn chay); tiếp theo không nên uống thuốc trong bữa ăn hoặc vào thời điểm quá gần bữa ăn.

2. Sữa bò

Chúng ta uống sữa chủ yếu vì lý do, sữa chứa nhiều canxi, tức tác động có lợi với xương cốt. Liều chỉ định hàng ngày dành cho phụ nữ trưởng thành là 1.200 mg canxi (tức 3-4 ly). Tiếc rằng canxi phản ứng với một số thuốc kháng sinh (thí dụ tetracyclin), tạo ra muối canxi không tan trong nước.



Cần tránh uống thuốc bằng sữa và nhớ duy trì khoảng cách 120 phút giữa thời điểm uống sữa và uống thuốc (Ảnh minh họa)

Hệ quả, thuốc chỉ được hấp thụ một phần từ đường tiêu hóa hoặc bị đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể và hiệu quả chữa bệnh rất thấp hoặc vô tích sự. Cũng cần chú ý với việc uống sữa trong khi uống thuốc ở dạng viên nén – loại thuốc mãi tới khi rơi vào môi trường kiềm của ruột mới tan dần.

Việc uống những tân dược đó cùng sữa có thể làm loãng axit dạ dày tới mức lớp bọc ngoài viên thuốc có thể tan ngay trong dạ dày và thuốc có thể hủy hoại niêm mạc của dạ dày. Vậy nên cần tránh uống thuốc bằng sữa và nhớ duy trì khoảng cách 120 phút giữa thời điểm uống sữa và uống thuốc.

3. Chất béo

Nhất là chất béo có nguồn gốc động vật. Đã biết, chất béo rất giàu cholesterol, tức tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện xơ vữa thành mạch, tuy nhiên cơ thể cũng có nhu cầu với số lượng không lớn, tối thiểu, để giúp cơ thể có thể sản xuất hoóc môn (thí dụ estrogen) hoặc hấp thụ những vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K).

Về tổng thể, thực đơn của chúng ta cần phải “giảm béo” từ chất béo động vật – cần nhớ chi tiết này, nhất là những người đã điều trị bằng thuốc có chứa thành phần Teofiline (sử dụng trong điều trị hen phế quản, cũng như những bệnh phổi và phế quản khác).

Chất béo có thể làm suy giảm đáng kể tác dụng của những tân dược đó – hiện tượng gây hậu quả tai hại thí dụ khó thở. Vậy nên có ý định ăn thí dụ, món bún chả, thuốc cần uống vào thời điểm 90 phút trước lúc ăn hoặc 120 phút sau bữa ăn.

4. Nước hoa quả

Là nguồn cung cấp các vitamin tự nhiên không thể thay thế. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ định mỗi ngày uống hai ly nước ép hoa quả hoặc nước rau. Tuy nhiên, cũng có mặt sau của tấm huy chương: một số nước ép hoa quả - nhất là bưởi và cam – có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, nếu uống chúng cùng với một số tân dược.

Ở đây cần hết sức lưu ý tới các thuốc chống dị ứng (anti-histamin), một số thuốc hạ nồng độ cholesterol trong máu và cái gọi là thuốc chặn kênh caxi được sử dụng trong chữa trị các bệnh tim – mạch.

Nước hoa quả chứa flavonoid vốn có ảnh hưởng quan trọng đến sự trao đổi chất của những thuốc đó trong gan – có thể làm nồng độ tân dược trong máu tăng gấp 3 – 5 lần bình thường, tức có thể dẫn đến kết cục không chỉ đau đầu, mà còn đột ngột tụt áp huyết hoặc sự rối loạn nguy hiểm nhịp tim. Vậy nên tốt nhất nên uống tất cả loại thuốc đã kể bằng nước đun sôi để nguội.

5. Cà phê hoặc nước chè

Không ít người trong chúng ta vẫn duy trì thói quen bắt đầu ngày mới bằng ly cà phê đen, sau đó thêm vài ba ly trong ngày. Cofein sẵn có trong cà phê dĩ nhiên kích thích chúng ta, song chính hiệu ứng này có thể quá lớn (tăng vọt áp huyết, rối loạn nhịp tim) nếu uống cà phê cùng lúc với một số loại tân dược, thí dụ thuốc sử dụng trong điều trị chống nhiễm trùng, thuốc đau dạ dày.

Tiếc rằng nước chè cũng không thể thực hiện nhiệm vụ phương án thay thế. Chất ta nanh có trong nước chè sẽ kìm hãm cơ thể hấp thụ thành phần sắt được sử dụng trong điều trị một số bệnh, trong đó có bệnh thiếu máu.

6. Pho mai, chuối chín và sô cô la

Một số mặt hàng pho mai dạng Brie hoặc Camembert, chuối chín và lê tàu, cá muối, cá rán và cá hộp, sa lát, sô cô la, gan gà có cùng mẫu số chung: do hệ quả tác dụng của những men vi khuẩn sẵn có trong sản phẩm, sẽ xuất hiện hợp chất có tên Tyramin.

Và chính hợp chất Tyramin này là kẻ thủ của một số tân dược, nhất là thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị lao phổi, thuốc chống vi trùng.

Trường hợp lỡ uống những loại thuốc đã kể ngay trước hoặc ngay sau khi ăn những món khoái khẩu trên, có thể dẫn đến không ít tác dụng phụ khó chịu như: tâm trạng bồn chồn, đột ngột tăng áp huyết, chóng mặt và đau đầu.

Những điểm yếu trong sức khỏe của phụ nữ

Sức khỏe của phụ nữ dường như dễ bị tấn công hơn đàn ông. Trong thực tế, phụ nữ có 6 điểm yếu về sức khỏe nguy hiểm đến tính mạng.

Khả năng miễn dịch

Khả năng miễn dịch của phụ nữ dễ thay đổi. Phụ nữ dễ dàng bị thay đổi về khả năng miễn dịch hơn so với nam giới, dễ bị tấn công bởi các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như lupus ban đỏ, viêm khớp thấp khớp và các rối loạn tuyến giáp.

Tuy nhiên, phụ nữ mạnh mẽ hơn hơn nam giới để chống lại một số bệnh nhẹ như cảm lạnh và sốt.




Bệnh tim

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tuổi trung bình của phụ nữ bị bệnh tim sớm hơn so với đàn ông. Tuy nhiên, một khi phụ nữ bị bệnh tim thường là bệnh đã nghiêm trọng.

Các chuyên gia y tế đã khuyên rằng phụ nữ nên kiểm soát trọng lượng cơ thể để bảo vệ tim. Ngoài ra, phụ nữ có lượng cholesterol cao nên giảm lượng lòng đỏ trứng.

Ung thư phụ khoa

Ung thư phụ khoa có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe phụ nữ. Bệnh ung thư không có triệu chứng rõ ràng trong những ngày đầu, nên chị em rất dễ bỏ lỡ thời gian tốt nhất để điều trị. Ung thư phụ khoa bao gồm các loại ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư biểu mô cổ tử cung.

Yếu dây chằng

Dây chằng ở phụ nữ thường yếu hơn đàn ông. Hơn nữa, phụ nữ thường phải có một thời gian dài để chữa bệnh này. Theo nghiên cứu y học, dây chằng luôn luôn trở nên yếu hơn trong thời gian kinh nguyệt.

Trao đổi chất chậm

So với quá trình chuyển hóa nhanh chóng bên trong cơ thể nam giới, quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể phụ nữ là tương đối chậm. Vì vậy, chị em cần giảm lượng thức ăn lạnh và chưa chín.

Hơn nữa, phụ nữ nên giữ cho bụng và chân ấm áp trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, phụ nữ nên uống rượu vang với một lượng vừa phải, vì gan bên trong cơ thể phụ nữ không thể giải quyết rượu nhanh chóng và hiệu quả.

Hệ thống tiêu hóa yếu

Các nghiên cứu y học đã chứng minh rằng phụ nữ thường rất dễ bị táo bón mãn tính và các bệnh đường ruột. Vì vậy, phụ nữ cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ, họ nên tăng tiêu thụ các loại thực phẩm mà có thể tăng giải độc, như rong biển và mật ong. Rong biển có chứa protein dồi dào, chất xơ, canxi, carotene và các nguyên tố vi lượng khác nhau.

Ăn thịt gì tốt cho sức khỏe nhất?

Hiểu và sử dụng các loại thịt hợp lý sẽ giúp bạn phát huy được tác dụng của từng loại đối với sức khỏe.

Thịt bò

Thịt bò chứa nhiều sắt, protein, kali, axit amin… bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể một cách hiệu quả.

Thịt bò là loại thịt thích hợp nhất cho những người có thể chất yếu hoặc trí thông minh đang bị suy giảm. Thành phần axit amin của protein thịt bò là rất cần thiết cho cơ thể của con người. Do đó, nó có thể cải thiện sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Tuy nhiên, các sợi cơ thịt bò không phải là dễ dàng được tiêu hóa và nó có chứa một hàm lượng lớn của cholesterol và chất béo. Do đó, người già và trẻ em không nên ăn quá nhiều.



Thịt bò là loại thịt thích hợp nhất cho những người có thể chất yếu hoặc trí thông minh đang bị suy giảm

Thịt cừu

Thịt cừu rất có lợi cho những người bị bệnh hen suyễn và các bệnh phổi. Hơn nữa, thịt cừu có lợi cho thận và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nó là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất trong mùa đông. Tuy nhiên, bạn phải chú ý rằng, thịt cừu không phải là thích hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người hay bị khó tiêu, ho, viêm khớp, eczema...

Thịt lợn

Thịt lợn có hai loại thịt nạc và thịt mỡ. Thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít, nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ. Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc, ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau.

Do mô xơ của thịt lợn tương đối mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón.

Thịt gia cầm

Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipid, khoáng và vitamin hơn so với thịt đỏ. Phù hợp cho những người ăn kiêng sử dụng vì lượng chất béo trong thịt gia cầm ít hơn so với các loại thịt khác nhưng nó vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.



Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipid, khoáng và vitamin hơn so với thịt đỏ.

Thịt hải sản

Thịt tôm, cá có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, nhôm, đồng, mangan, coban, niken, kẽm, iốt, clo, lưu huỳnh. Đây đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Mặc dù hải sản chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn quá nhiều, dạ dày sẽ bị tổn thương và có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Lưu ý khi mua các loại thịt

Đối với thịt lợn nên mua những phần thịt nạc. Đôi khi chất béo cũng quan trọng, đặc biệt là đối với thịt bò nhưng đối với các loại thịt còn lại, chỉ nên chọn những phần thịt đã được lọc hết mỡ.

Đối với thịt cừu, bạn nên chọn loại thịt được nuôi tự nhiên bởi những con cừu được nuôi bằng các loại thức ăn hữu cơ thường có lượng calo thấp hơn, vì vậy, thịt cũng sẽ mềm hơn. Loại thịt cừu thượng hạng hoặc đã được chọn lọc sẽ có lượng chất béo cao hơn. Do đó, chúng cũng mềm và có hương vị thơm ngon hơn.

Đối với thịt bò chỉ nên chọn mua những miếng thịt có màu đỏ tươi miếng thịt không có mùi khó ngửi và nên có những phần mỡ nhỏ được phân bổ đều khắp trên bề mặt. Lượng mỡ trong miếng thịt bò sẽ giúp cho miếng thịt luôn có đủ độ ẩm cần thiết và không bị khô trong quá trình nấu nướng.

Đối với thịt gà, tránh mua những con gà có mào tái hoặc tím bầm, ủ rũ, mỏ chảy nước rãi, sờ vào diều thấy căng cứng, mắt lờ đờ, cánh xệ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới. Nếu muốn mua gà ta ngon mà không phải tự mổ, bạn nên chọn kỹ lưỡng những gà đang sống, rồi yêu cầu người bán hàng mổ ngay tại chỗ.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Rau quả ăn sống hay nấu chín thì tốt cho sức khỏe?

Bạn cần biết cách để sử dụng thực phẩm ăn chín, ăn sống để tốt nhất cho sức khỏe.

Một số chất dinh dưỡng trong rau quả chỉ được bảo toàn khi ăn sống, một số khác lại phát huy tác dụng khi qua chế biến.

Bạn băn khoăn không biết làm thế nào để thu được giá trị dinh dưỡng cao nhất từ thực phẩm hàng ngày? Hãy cùng tìm hiểu các cách chế biến từng loại rau quả để tối đa hóa dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn.

Cây măng tây

Nên: Chế biến

Trong quá trình nấu, cây măng tây sẽ phát tán các hợp chất chống ung thư của nó. Bạn có thể thưởng thức món spaghetti với măng tây và chanh.

Củ cải đường

Nên: Ăn sống

Củ cải đường sẽ mất đi khoảng 25% folate nếu chúng được nấu chín. Ăn sống thực phẩm này để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ. Các món salad là gợi ý cho bạn với củ cải đường.



Nếu bạn nấu chín bông cải xanh, myrosinase, một loại enzyme có trong bông cải xanh giúp làm sạch chất gây ung thư trong gan có thể biến mất (Ảnh minh họa)

Bông cải xanh

Nên: Ăn sống

Nếu bạn nấu chín bông cải xanh, myrosinase, một loại enzyme có trong bông cải xanh giúp làm sạch chất gây ung thư trong gan có thể biến mất.

Nấm

Nên: Nấu chín

Dù xào, luộc, nướng hay quay, nấm vẫn có thêm kali nạp cho cơ thể giúp phát triển tế bào, cơ bắp nhiều hơn.

Hành tây

Nên: Ăn sống

Chỉ cần thái lát để ăn, bạn sẽ giữ cảm giác no lâu vì chúng lưu trữ nhiều phytonutrient allicin hơn so với khi được chế biến.

Ớt đỏ

Nên: Ăn sống

Vitamin C trong ớt đỏ dễ bị mất đi khi bạn nướng trên 375oC hoặc chiên.



Cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhiều chất lycopene chống ung thư hơn khi bạn thưởng thức cà chua được nấu chín (Ảnh minh họa)

Rau bina

Nên: Nấu chín

Khi rau bina được nấu chín, bạn sẽ hấp thụ nhiều canxi, sắt và magiê hơn. Bạn có thể thử món rau bina xào với tỏi trong bữa ăn hàng ngày.

Cà chua

Nên: Nấu chín

Cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhiều chất lycopene chống ung thư hơn khi bạn thưởng thức cà chua được nấu chín. Các món cá với nước sốt cà chua tươi sẽ làm đa dạng khẩu phần ăn trong ngày của bạn. Với thực phẩm này, nấu chín là cách tốt nhất.

Học cách chăm sóc sức khỏe tại nhà

Muốn khỏe mạnh, hãy học cách tự chăm sóc chính mình.

Dưới đây là những bí quyết tự chăm sóc sức khỏe mà bạn nên biết.

1. Nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng

Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

2. Nên tập thể dục ngoài trời

Phòng tập thể dục là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh độc hại trên các tay cầm thiết bị, trên sàn tập. Bạn chỉ có thể tránh được chúng khi phải rửa tay thường xuyên, thay tất hàng ngày, rửa sạch thiết bị trước và sau tập, đi dép trong phòng tập. Đơn giản hơn là tập ngoài trời, bạn sẽ tránh được các phiền phức đó. Nên nhớ, không khí trong nhà cũng ô nhiễm gấp 2-5 lần ngoài trời.



Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe. (Ảnh minh họa)

3. Uống đủ lượng nước

Không hẳn cứ uống nước càng nhiều càng tốt. Cơ thể bạn là một hệ thống cân bằng, thận chỉ có thể thải ra 800-1000 ml nước/giờ. Trong 1 giờ, nếu uống nước quá 1000ml sẽ gây ra triệu chứng hạ natri máu.

4. Đừng uống cà phê, hút thuốc khi mệt mỏi

Khi cơ thể vô cùng mệt mỏi, bạn đừng uống cà phê hay hút thuốc để giúp tỉnh táo, nếu không sẽ gây tổn hại không thể cứu vãn cho hệ thống huyết quản, đánh trống ngực, lo âu chính là các triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt vừa uống cà phê vừa hút thuốc khi mệt mỏi không chỉ tổn hại gấp đôi cho cơ thể mà hương vị và thành phần độc đáo của cà phê còn làm gia tăng cơn thèm thuốc của bạn.

5. Khi uống thuốc nhất định phải cai rượu

Đang uống thuốc nhất định phải cai rượu, ngay cả khi bạn chỉ uống thuốc cảm, vitamin… Bởi vì rượu không chỉ ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc mà còn gây ra vô số tác dụng phụ, có thể phản ứng với thuốc tạo thành chất độc.


Đang uống thuốc nhất định phải cai rượu, ngay cả khi bạn chỉ uống thuốc cảm, vitamin…

6. Dùng nước ấm để rửa mặt

Nên dùng nước ấm để rửa mặt, đừng dùng nước lạnh, nếu không các lỗ chân lông bị kích thích sẽ đột ngột thu hẹp lại, vi khuẩn trong đó sẽ không thể kịp thời đẩy ra ngoài, sẽ gây ra mụn trứng cá. Cũng đừng dùng nước quá nóng để rửa mặt nếu không da mặt sẽ nhanh chóng giãn nở, dễ làm xuất hiện nếp nhăn sớm.

7. Bổ sung canxi đầy đủ
Hậu quả của việc thiếu canxi không chỉ gây chuột rút, hay quên, mơ màng, mất ngủ cũng đều là tác dụng phụ của việc thiếu canxi. Bởi vì thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bình thường của các tế bào thần kinh. Thực phẩm tốt nhất để bổ sung canxi cho não là các loại đậu như đậu nành, đậu phụ…, nhưng hiệu quả của sữa đậu nành lại không hẳn tốt bởi vì trong sữa đậu nành có chứa một lượng nhỏ lactose, sẽ ảnh hưởng tới vai trò của canxi trong não.

8. Hãy giữ tâm trạng vui vẻ

Tâm trạng xấu là nguồn lây bệnh đáng sợ hơn cả những con virus khỏe mạnh! 80% bệnh thực ra đều là do sự chấn động thần kinh gây ra, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về da, bạn có thể gặp các triệu chứng như ăn quá nhiều do tâm trạng xấu, tiêu chảy hoặc da bị dị ứng.

9. Đừng bỏ hẳn chất béo trong thực phẩm

Trước hết, chất béo trong thực phẩm sẽ không chuyển hóa toàn bộ thành chất béo trong cơ thể bạn; Thứ hai, chất béo trong thực phẩm vô cùng quan trọng đối với hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, bởi vì mỗi ngày bạn cần 25% - 35% năng lượng đến từ chất béo. Cuối cùng, nạp vừa đủ chất béo trái lại có thể tạo cảm giác no, ngăn cản bạn ăn quá nhiều.

10. Đừng để điện thoại trên giường

Điện thoại di động còn được biết đến như một "kẻ quấy phá giấc ngủ" nếu bạn đặt nó ở cạnh giường của mình. Điều này được lý giải là do bức xạ từ sóng điện thoại hoạt động 24/24 nên trong khi bạn nằm ngủ, các bức xạ này vẫn tác động lên hệ thống thần kinh khiến bạn trở nên căng thẳng hơn nên khó lấy được trạng thái thư giãn để đi vào giấc ngủ. Vì thế bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn "đầu tư" cho việc ngủ.

Những thói quen xấu gây khô miệng

Khô miệng có thể được gây ra bởi hai lý do là thiếu vitamin và thiếu nước.

Trong thực tế, ngoại trừ hai lý do này, bốn thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể làm cho khô miệng, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của cơ thể con người một cách vô thức.

Khô miệng có thể xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở những người nhiều tuổi. Những người tuổi cao thường thấy khô miệng, do khi tuổi càng cao, sự tiết nước bọt có xu hướng giảm đi. Hiện tượng này cũng có thể nặng thêm do một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc giảm huyết áp..., cũng như sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc và cuối cùng là do mắc một số bệnh nhưnhững bệnh tự miễn dịch, bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer, trầm uất, lo lắng, hay hội chứng khô miệng...



Khô miệng là triệu chứng nhiều người mắc phải và gây khó chịu trong cuộc sống (Ảnh minh họa)

Khô miệng có thể được gây ra bởi hai lý do là thiếu vitamin và thiếu nước. Trong thực tế, ngoại trừ hai lý do này, bốn thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể làm cho khô miệng, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của cơ thể con người một cách vô thức.

- Thói quen xấu đầu tiên là liếm miệng thường xuyên. Nhiều người muốn liếm miệng nếu họ thấy miệng khô. Trong thực tế, để liếm miệng chỉ có thể làm giảm bớt khô tức thời hoặc trong một thời gian ngắn. Khi bị mất nước có trong nước bọt, khô miệng có thể trầm trọng hơn.

- Thói quen thứ hai là da khô từ miệng, có thể gây ra các vấn đề khác nhau như chảy máu và viêm.

- Thói quen xấu thứ ba là dùng các sản phẩm chăm sóc miệng ngẫu nhiên. Nhiều người chọn các sản phẩm chăm sóc miệng như son môi. Thật là nguy hiểm nếu như bạn dùng loại son môi rẻ tiền thường có chứa dầu không tốt và chứa nhiều sáp. Những chất không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bình thường của miệng.

- Thói quen nguy hiểm thứ tư là để son môi tự khô trên miệng. Các yếu tố chứa trong son môi có thể khiến cho tình trạng khô môi nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, trường hợp khô miệng đơn thuần thường xuyên và kéo dài có thể do một loại thuốc nào đó mà bà đang sử dụng. Người già thường có nhiều bệnh mạn tính và cũng thường sử dụng nhiều loại thuốc. Trong số các loại thuốc này có thể có loại có tác dụng phụ gây khô miệng.



Nên uống nhiều nước để hạn chế triệu chứng khô miệng (Ảnh minh họa)

Để giúp mọi người ngăn ngừa khô miệng, cần áp dụng một số kỹ năng. Ví dụ, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để chống lại gió lạnh và duy trì nhiệt độ và độ ẩm bình thường cho miệng. Mọi người cũng có thể bôi mật ong hoặc chọn son môi phù hợp.

Các bệnh nhân tiểu đường không nên bôi mật ong vào miệng. Hơn nữa, điều quan trọng là bạn nên mua sản phẩm son môi tốt và phù hợp để ngăn chặn các tác hại không cần thiết gây ra bởi các sản phẩm xấu. Khi mua son môi, bạn nên mua các sản phẩm có chứa hàm lượng vitamin E cao và chứa ít chất bảo quản. Son môi với các sản phẩm ít có lợi cho da của con người. Son môi có chứa ít thành phần cũng có thể ngăn chặn các tác hại gây ra bởi các thành phần phức tạp bao gồm cả bột màu, parafin và formaldehyde.

Ngoài ra, bạn có thể bôi vaseline vào miệng để bảo vệ da. Mọi người thường có thể xoa bóp miệng và bôi mật ong trước khi đi ngủ, có thể cải thiện lưu thông máu và nuôi dưỡng miệng một cách hiệu quả.

Biểu hiện khô miệng

Khô miệng thường đi kèm với khô da: Thiếu nước bọt không chỉ gây khô miệng mà còn gây khô da. Môi trở nên nứt nẻ và xuất hiện các vết loét ở khóe miệng. Lưỡi cũng cảm thấy thô ráp và khô. Bạn cảm thấy khó khăn khi nuốt hoặc nói do không có nướt bọt bôi trơn.

Những biểu hiện dễ bỏ qua: Khô miệng gây khó chịu và dẫn tới các tác dụng phụ. Vì nước bọt không ngấm vào thực phẩm nên sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình nhai và tiêu hóa thức ăn, nó cũng khiến hơi thở có mùi. Nếu thoa dưỡng môi, nó có thể dính vào răng do không có nước bọt bôi trơn răng. Khô miệng có thể là thủ phạm gây khản giọng hay ngứa họng.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Dùng Vitamin C thế nào cho đúng và tốt cho sức khoẻ?

Vitamin C (acid ascorbic) là vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quýt và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, khoai tây, rau cải, cà chua... Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn.

Giúp trẻ em tăng trưởng và phòng bệnh

Vitamin C rất quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, giúp trẻ hấp thu hiệu quả sắt và canxi từ thực phẩm. Trong giai đoạn cơ thể phát triển nhanh, trẻ rất dễ bị thiếu vitamin C do chế độ ăn không cung cấp đủ với các biểu hiện như: giảm sức đề kháng, hay ốm vặt kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, mụn nhọt, rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, lợi sưng, dễ chảy máu chân răng, lở miệng, nhiệt miệng... Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, giúp trẻ tự bảo vệ cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virut gây ra: cảm cúm, sốt virut, tay - chân - miệng, thủy đậu, sốt do nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp, hen suyễn…




Nên dùng vitamin C dưới dạng thực phẩm tốt hơn thuốc.



Mặc dù là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhưng vitamin C là hợp chất cơ thể không tự tổng hợp được, không bền, dễ tan trong nước nên không được tích luỹ trong cơ thể. Mặt khác, vitamin C dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên thức ăn chế biến sẵn hoặc để lâu dễ bị mất đi, vì vậy, vitamin C cần được cung cấp hàng ngày. Nguồn cung cấp vitamin C cho trẻ cơ bản từ chế độ dinh dưỡng, từ rau củ (súp lơ, cải bắp, khoai lang, khoai tây…), từ các loại quả (cam, quýt, đào, lê, táo…). Tuy nhiên, lượng vitamin C sẽ bị hao hụt đi rất nhiều trong quá trình bảo quản và chế biến, vì vậy, trẻ không nhận được đủ vitamin C cần thiết cho cơ thể và cần bổ sung các chế phẩm chứa vitamin C.

Lưu ý khi sử dụng cùng với thuốc khác
Cần lưu ý, khi đang uống các loại thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh nhóm beta lactam như penicilin, ampicilin, amoxycilin, augmentin, unacyl, cloxacylin, oxacilin... cần chú ý không được dùng nước hoa quả hay các đồ uống có vị chua bởi vì các kháng sinh này không bền ở môi trường acid. Trong khi đó, vitamin C sủi chính là dung dịch acid ascorbic. Nhiều người thường có thói quen uống thuốc xong lại cho uống viên C sủi hoặc dùng ngay dung dịch viên C sủi để uống các loại thuốc kháng sinh khác. Đây là cách dùng thuốc không đúng dẫn đến tương tác thuốc giữa kháng sinh và vitamin C vốn có bản chất là một acid nên tác dụng của thuốc kháng sinh sẽ bị ảnh hưởng trong môi trường acid của vitamin C. Vì vậy, khi đang dùng kháng sinh, tốt nhất không nên uống cùng lúc với các thuốc có vitamin C. Cũng không nên dùng các loại nước hoa quả chua, các loại nước ngọt có ga và có pH acid ngay sau khi vừa uống thuốc kháng sinh. Cần nhớ rằng, nhiều loại thuốc kháng sinh nhóm beta lactam có tên biệt dược khác như amoksiklav, clamoxyl, hiconcil, ospen, dodacin... cũng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc không uống cùng với các chất có pH acid. Vì vậy, khi đang dùng các thuốc kháng sinh đường uống, tốt nhất không nên uống với các chất có vitamin C.

Nhiều người đau dạ dày do viêm, loét thường được khuyên không nên ăn chua để tránh tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích ổ viêm loét. Vitamin C có vị chua nên nhiều người lầm tưởng là bệnh dạ dày thì không được dùng thuốc này. Tuy nhiên, vitamin C là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam... mà nó còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu… cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây... Người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C. Dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày. Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt nhất, nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp, các bậc cha mẹ nên duy trì bổ sung vitamin C đều đặn hàng ngày kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho trẻ trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh lây qua đường hô hấp do vi khuẩn và virut gây ra, tránh tình trạng bệnh tái nhiễm nhiều lần, giúp trẻ luôn mạnh khỏe. Cần có chế độ ăn uống hợp lý ngoài các chất thiết yếu cần bổ sung đầy đủ các loại rau xanh và trái cây để cơ thể không bị thiếu vitamin C. Bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng con đường tự nhiên qua ăn uống tốt hơn là dùng thuốc. Vì đây cũng là vitamin cần thiết giúp cho cơ thể chống lại các chất ôxy hóa, giữ được nét thanh xuân cho cơ thể, nhất là biểu hiện trên da.

Thuốc và giới tính - dùng thế nào cho tốt với sức khoẻ?

Nam giới và nữ giới sẽ có những đáp ứng khác nhau với dược phẩm và vì thế tác động của thuốc cũng có sự khác nhau giữa hai giới.

Giữa đàn ông và đàn bà sẽ có những khác nhau ở mỗi cơ quan bộ phận trong cơ thể. Ở nữ giới, gan sẽ sản xuất ra nhiều phiên bản enzyme khác nhau vốn có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chuyển hóa thuốc, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sự tác động của thuốc. Nữ giới cần biết một số điều cơ bản về thuốc sau đây nhằm đạt được hiệu quả trị liệu tối đa cũng như hạn chế ở mức thấp nhất các tác dụng phụ của thuốc.




Nữ giới có sự đáp ứng về thuốc khác nam giới ở một số trường hợp


Paracetamol

Gan của nữ giới cần thời gian lâu hơn để xử lý loại thuốc giảm đau quen thuộc này. Vì vậy, nữ giới dễ bị tổn thương gan hoặc rủi ro ngộ độc cao hơn nam giới khi sử dụng paracetamol. Để tránh tác dụng có hại, phụ nữ không nên dùng quá 325mg cho mỗi ngày.

Paracetamol còn có tên khác là acetaminophen (Mỹ sử dụng tên này thay vì paracetamol). Vì vậy, khi dùng nhiều loại thuốc, cần xem kỹ thành phần các loại thuốc khác nhau có chứa paracetamol hay acetaminophen hay không, có nhiều khi nhiều loại thuốc khác nhau có chứa paracetamol mà người sử dụng không để ý.

Thuốc kháng trầm cảm

Các tế bào não ở nữ giới có chứa nhiều thụ thể (receptors) gắn kết với một loại hóa chất não là serotonin hơn so với nam giới. Vì vậy, nữ giới thường nhạy cảm hơn với các loại thuốc kháng trầm cảm. Nếu bạn bị trầm cảm và được các bác sĩ kê toa các loại thuốc kháng trầm cảm như Paxil, Prozac hoặc các thuốc ức chế thu hồi serotonin chọn lọc (selective serotonin reuptake inhibitors –SSRIs) thì bạn nên biết rằng cơ thể nữ giới sẽ đáp ứng thuốc tốt hơn so với nam giới. Vì vậy, cần phải tham khảo và tuân thủ chỉ dẫn thầy thuốc, tránh sự quá liều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Thuốc an thần Benzodiazepines

Enzyme được sản xuất từ gan của nữ giới sẽ xử lý loại thuốc này nhanh hơn so với enzyme được sản xuất từ gan của nam giới. Vì vậy, thuốc này không nằm trong cơ thể nữ giới lâu bằng nam giới. Do đó, khi bạn dùng những thuốc an thần benzodiazepines như: Klonopin, Valium, Xanax... mà bạn vẫn không cảm thấy “ép phê” thì bạn nên báo cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể đổi thuốc hoặc đổi liều để thích ứng với cơ địa của bạn.

Kháng sinh Erythromycin

Đây là loại kháng sinh quen thuộc có thể gây nhịp tim bất thường ở nữ giới và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Bạn nên đề nghị bác sĩ lựa chọn những loại kháng sinh không có ảnh hưởng tới nhịp tim.

Prednisolone

Đây là một loại thuốc steroid dùng trong điều trị hen suyễn. Thuốc này sẽ bị giảm tác động khi hàm lượng hoóc-môn progesterone cao. Do progesterone làm tăng tốc độ hấp thu của thuốc cho nên thuốc được đào thải nhanh hơn. Vì vậy, thuốc này kém hiệu quả trong 2 tuần trước ngày “đèn đỏ”. Khi sử dụng thuốc này cần phải thảo luận với bác sĩ để được tăng liều thuốc, dùng thêm một loại thuốc ổn định progesterone hoặc đổi qua những loại thuốc khác trước thời điểm hành kinh 2 tuần.

Tìm hiểu tác dụng của các loại rau cải đối với sức khoẻ

Có nhiều loại rau cải mà bạn chưa biết hết giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của mỗi loại cải.
Các loại rau cải là loại rau được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Nhưng có nhiều loạirau cải mà bạn chưa biết hết giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của mỗi loại cải.

Cải thảo

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat, cũng như nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ cải như bông cải xanh, bông cải, bắp cải... có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, a xít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic và carotenoid. Những người có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải, nên thận trọng với cải thảo. Cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, cũng có thể ăn sống, muối chua, làm nộm như rau xà lách, nấu lẩu, xào... Khi chế biến cải thảo, bạn không nên nấu chín quá sẽ làm cải mất độ ngon, giòn và các vitamin dễ tan ở nhiệt độ cao.

Cải trắng
Rau cải bẹ trắng còn gọi là rau cải trắng chứa nhiều chất bổ và vitamin. Hạt cải trắng gọi là bạch giới tử, có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu đờm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, đau phong.

Cải bẹ trắng là món rau ăn quen thuộc.. Lá cải bẹ trắng có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng. Hạt cải bẹ trắng có vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng trị đau răng, trị ho, tiêu thũng, tiêu đờm, thông kinh mạch.

Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt là có vitamin C, chống ôxy hóa mạnh. Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh, người lớn nếu một ngày ăn 500g cải trắng, lượng canxi, sắt, carpten và vitamin cầu thiết cho cơ thể sẽ được cung cấp nhiều, giúp đầu óc bình tĩnh, giảm mệt mỏi, giảm cholesterol… Nếu bạn hay người nhà bị đau bụng dưới, đau đầu, cam răng…, có thể khắc phục bằng cách sử dụng lá hoặc hạt cải bẹ trắng.

Cải xoong

Rau cải xoong có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ. Rau cải xoong chứa lượng vitamin C cao, lại có vitamine A, B1, B2 nên đã giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ. Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thu như canxi, iôt vì chúng đều ở dạng liên kết hữu cơ. Nếu lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể là 1.000mg thì sẽ giúp người ta ít mắc bệnh tim và góp phần chống lão hoá.



Rau cải xoong có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ (Ảnh: Internet)

Rau cải xoong giúp ta ăn ngon miệng và có tác dụng giải độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món ăn rau cảixoong nấu với cá tươi vừa ngon, bổ, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.

Cải củ

Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá; xào với mỡ, xào thịt; muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm , làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp.

Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen).

Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông... Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột.

Cải bắp

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Cải bắp cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

Còn theo Tây y, cải bắp đã được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày.

Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến. Khi ấy Goitrin sẽ bị phân hủy hết. Đặc biệt, đối với người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Những thực phẩm nên ăn để làm giảm cơn nóng giận

Cơn nóng giận của bạn có thể được kiềm chế bởi các thực phẩm giúp điều hòa tâm trạng.

Chúng ta phải đối phó với nhiều áp lực và stress từ cuộc sống hàng ngày và đó là lí do vì sao con người càng khó kiểm soát các cơn nóng giận.

Một số thực phẩm làm dịu cảm xúc tức giận trong tâm trí và điều hòa cơ thể với những nhóm chất dinh dưỡng hoạt động tối ưu. Vì thế, hãy thêm chúng thành một phần trong chế độ ăn uống thường xuyên của bạn.



Trái bơ chứa nhiều vitamin B cần thiết cho các tế bào não và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Chúng cũng chứa đầy đủ beta carotene, lutein, folate, vitamin E và glutathinone có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất béo gây ra căng thẳng trong quá trình oxy hóa. Bơ trong salad, thức uống sinh tố hay các món ăn đa dạng giúp bạn dễ dàng thưởng thức.

Sữa chua Hy Lạp

Trong sữa chua Hy Lạp có các chế phẩm sinh học cân bằng hoạt động ở đường ruột, canxi cho răng và xương khỏe mạnh, kali – giúp nâng cao tâm trạng của bạn. Bạn có thể thưởng thức sữa chua Hy Lạp cùng nhiều loại hoa quả để có tâm trạng tốt nhất.

Cá hồi

Axit béo omega – 3 không chỉ tốt cho làn da và sức khỏe toàn cơ thể, chúng còn đóng góp vào hoạt động của não và điều hòa tâm trạng tốt. Khoảng 28 gram cá hồi cũng đủ đem đến nguồn omega 3 cho cơ thể và nếu không thích thú với cá hồi, cá ngừ cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo.



Trái bơ chứa nhiều vitamin B cần thiết cho các tế bào não và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả (Ảnh minh họa)

Trứng
Để cân bằng cảm xúc và tâm trạng, bạn có thể thưởng thức từ một đến hai quả trứng. Trứng là nguồn tuyệt vời của protein, vitamin B và D, đều đóng góp điều chỉnh tâm trạng của bạn khởi sắc hơn. Luộc, chiên, rán hoặc ăn cùng bánh sandwich, salad và thêm trứng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Măng tây

Một thực phẩm lành mạnh, hương vị tốt và chiến đấu với căng thẳng hữu hiệu là măng tây. Măng tây chứa axit folic – thành phần quan trọng chống lại căng thẳng và lo lắng. Trytophan – axit amin thiết yếu trong những thân cây mảnh mai này sản xuất nhiều thêm serotonin lên não bộ, serotonin cần thiết điều chỉnh cảm xúc tích cực, giấc ngủ, sự thèm ăn và giữ nhiều mối cân bằng trong cơ thể.

Quả mọng

Quả việt quất, dâu tây, mâm xôi, các loại quả mọng nước là nguồn chất chống oxy hóa và tăng cường vitamin C giúp tâm trí của bạn tỉnh táo, nhanh nhẹn, chống lại các tác động từ stress.

Các loại hạt

Các loại hạt thích hợp cho các bữa ăn nhẹ hoặc đáp ứng cơn thèm ăn mà không gây béo phì. Thêm vào đó, chúng cũng giúp tâm trạng bạn cải thiện nhiều hơn. Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân có vitamin B và E, chứa kẽm, cải thiện các tổn thương mà căng thẳng tạo ra, bổ sung, sửa chữa và giúp các tế bào não hoạt động thêm hiệu quả. Thêm hạnh nhân thái lát hoặc hạt điều vào sữa chua hay salad để tâm trạng bạn luôn ổn định.

Rau bina

Rau bina ít phổ biến nhưng lại là thực phẩm quan trọng giúp bạn nhanh chóng giữ sự bình tĩnh với các vitamin và khoáng chất, cùng các chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy ăn salad rau bina hoặc thêm chúng như một món ăn, thức uống không thể thiếu.



Nấm men dinh dưỡng chứa các vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất có ích trong quá trình giảm cân, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, làm giảm căng thẳng hiệu quả (Ảnh minh họa)

Trà

Nhấm nháp các loại trà như trà hoa cúc... để có thể giúp hệ thần kinh bạn thư giãn và bình tĩnh trở lại. Thay vì uống quá nhiều cà phê, hãy thay thế bằng cách thưởng thức trà để đem lại nhiều lợi ích tích cực cho bạn hơn.

Men dinh dưỡng

Những người trong chế độ ăn chay thường xuyên kết nạp men dinh dưỡng như nguồn thực phẩm ngon và lành mạnh. Nấm men dinh dưỡng chứa các vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất có ích trong quá trình giảm cân, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, làm giảm căng thẳng hiệu quả.

Những thực phẩm trên giúp cho con người kiềm chế được cơn nóng giận.

Những thực phẩm cải thiện sức khoẻ làn da trong mùa đông

Vào mùa đông da của bạn thường khô rát, dễ bong tróc và xuất hiện nhiều vùng da sậm. Những loại kem như kem dưỡng da, kem tẩy da chết... có tác dụng tốt cho da của bạn trong mùa này. Tuy nhiên, để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như làn da tươi sáng thì việc bổ sung hoa quả hay trái cây trong mùa lạnh là rất cần thiết. Dưới đây là 6 loại thực phẩm cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng cần thiết để có một làn da khỏe mạnh và mịn màng.Cà chua, dâu tây, các loại hải sản có thể giúp bạn tăng cường độ ẩm, chống bong tróc da khi tiết trời trở lạnh

- Rau xanh chống khô rát da

Nếu bạn là một người ít dùng rau xanh trong các bữa ăn, thì dưới đây là lý do để bạn cân nhắc lại chế độ ăn uống của mình. Rau xanh chứa nhiều vitamin A,C và E, đồng thời nó còn có tác dụng tốt cho da như ngăn ngừa bong tróc và nứt nẻ ở những vùng khí hậu lạnh. Bên cạnh đó nó còn giúp chống lão hóa và giảm quầng thâm.

- Trái cây ngăn ngừa nếp nhăn

Chúng ta đều biết trái cây như họ cam, quýt... có chứa nhiều vitamin C, đó là nguồn dinh dưỡng tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh trong mùa đông. Đồng thời chúng còn giúp ngăn chặn tối đa các dấu hiện xuất hiện của nếp nhăn.





Bên cạnh đó dâu và việt quất có tác dụng chống oxy hóa cho làn da. Bạn có thể làm món salad, nước ép hay sữa chua từ những loại quả này. Đây là loại trái cây có chứa các chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các gốc tự do, thúc đẩy sự sản sinh của các tế bào mới đem lại cho bạn một làn da căng tràn sức sống.

- Trứng và tỏi giúp da mịn màng

Các cách trị mụn như dùng các loại thuốc bôi có chứa các thành phần như Sulfur, Benzoyle Peroxide 10%... là những phương pháp phổ biến mà bạn đã biết trước đây. Nhưng bạn cũng có thể dùng thêm các loại thực phẩm công năng tương tự như trứng hoặc tỏi để giúp cho làn da mịn màng, tăng độ đàn hồi, giúp da trị mụn ngay từ bên trong.

- Trà xanh phục hồi vết thương

Trà xanh là một trong những chất có hoạt tính giúp chữa lành các vết thương. Nó chứa chất chống viêm, chống mụn và bảo vệ da khỏi các tác động bên ngoài.

- Các loại hải sản giúp tăng cường độ ẩm





Các loại cá như cá hồi, cá ngừ có chứa một lượng lớn omega 3. Một trong các chất giúp làm mềm da và tăng cường độ ẩm cho da trong mùa đông.


Bên cạnh đó, các thực phẩm như hàu, cua có chứa rất nhiều kẽm. Kẽm giúp làm giảm lượng dầu dư thừa trên da, một nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá, đồng thời cũng giúp chữa lành các vết thương.


- Cà chua giúp chống nắng


Các tia có trong ánh nắng mặt trời khiến làn da của bạn sớm lão hóa, thậm chí có thể gây ung thư da. Ngay cả khi bạn đang ở trong mùa đông, nhưng những tác động của ánh nắng mặt trời không hề thuyên giảm. Hãy thường xuyên bổ sung cà chua vào bữa ăn để ngăn chặn các tia UV có hại của mặt trời cho da của bạn.

10 điều nên làm để bảo vệ sức khoẻ tránh ngộ độc

Rau xanh, trái cây, thịt cá, thức ăn… là “thủ phạm” chính gây ngộ độc thực phẩm. Salmonella (một loại khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc) và E.coli là hai loại khuẩn nguy hiểm, có trong phân của người và động vật.


Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc hoa quả, rau xanh không được rửa sạch thì các loại vi khuẩn sót lại trên bề mặt và gây bệnh đối với đường ruột của con người.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng tránh ngộ độc do thực phẩm:

1. Rửa sạch tay, và bề mặt tất cả dụng cụ bếp cũng như thực phẩm, rau xanh tươi sống


Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm là biện pháp an toàn tránh vi khuẩn. Ảnh:bpt


Luôn rửa sạch rau quả không cần biết là nguồn gốc từ đâu, có phải là sản phẩm tự nhiên hay không. Dù bạn ăn nó trực tiếp cả vỏ hay gọt vỏ thì hãy nhớ phải rửa thật sạch các loại rau xanh và hoa quả tươi đó.

Rửa các loại rau quả dưới vòi nước chảy và cọ nhẹ bề mặt rau quả bằng một miếng bông hoặc bàn chải mềm là tốt nhất. Kể cả hoa quả bóc vỏ cũng cần được rửa vì khi bóc chúng những ngón tay bạn có thể dính vi khuẩn và truyền sang phần thịt quả.

Trước khi bốc hoặc chạm vào thức ăn hãy rửa tay thật sạch bằng nước ấm và xà phòng. Luôn làm sạch thớt, các loại dao dĩa, đũa thìa, bề mặt bàn bếp, những nơi thường có tiếp xúc với thức ăn sống. Nếu có thể bạn hãy dùng thớt và dao riêng cho thịt chín và các đồ sống thì dùng cái khác.

2. Đi chợ buổi sáng

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Chò - Chủ nhiệm bộ môn Dinh Dưỡng, Bệnh viện 103: Cần chọn mua thực phẩm tươi, sạch, thực phẩm giữ được màu tự nhiên, không có màu sắc và mùi vị lạ, biểu hiện ôi thiu. Nên đi chợ vào buổi sáng sớm vì có nhiều thực phẩm tươi mới dễ lựa chọn.

3. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín

Khi đi chợ, mọi người nên tách riêng các loại thịt, thực phẩm từ gia cầm, không cho lẫn vào rau. Bọc kín từng loại thịt này trong túi nilon để nước chảy ra không dính vào thực phẩm khác.

Nếu thực phẩm chưa chế biến ngay cần cho vào tủ lạnh bảo quản. Thịt, cá, tôm... khi mua về nên rửa sạch, cho vào túi bóng hay hộp nhựa riêng với từng loại thực phẩm rồi để vào tủ lạnh. Những thực phẩm này nên để ở dưới cùng ngăn bảo quản lạnh, vì nếu có dịch chảy ra sẽ không làm ướt các thực phẩm khác. Rau quả cần để vào ngăn mát của tủ lạnh. Thức ăn chín không đựng vào dụng cụ vừa đựng thực phẩm sống, nhất là thịt, cá...

4. Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh

Theo ông Trịnh Ngọc Khải - Chủ tịch CLB đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội, nhiều người có thói quen bỏ thức ăn thừa vào tủ lạnh, khi ăn mới đun nấu lại. Như thế không tốt bởi tủ lạnh chỉ kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể diệt khuẩn.

Hãy đun sôi diệt khuẩn, để nguội mới cất vào tủ lạnh. Khi ăn nên hâm nóng ở nhiệt độ 70-100 độ C mới an toàn. Nếu để thực phẩm ở môi trường ngoài trời quá 4 tiếng rất dễ biến chất và ngộ độc. Nên bảo quản thực phẩm, đồ ăn thức uống ở điều kiện che đậy, nhiệt độ dưới 4 độ C.

5. Rửa sạch rau rồi mới thái nhỏ

PGS.TS Nguyễn Thanh Chò cho biết: Để tránh và hạn chế các loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản, tốt nhất rau sống trước khi ăn cần phải ngâm vào nước gạo trong 30 phút, sau đó rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần. Việc ngâm nước muối không có tác dụng làm sạch rau mà chỉ làm cho rau bị đen và nát.

Ngay cả hoa quả cũng không nên ngâm nước muối mà cần phải ngâm trong nước sạch để pha loãng nồng độ hóa chất. Nên ngâm trước khi ăn khoảng 30 phút.

Trước khi nấu, rau xanh cần rửa sạch rồi mới thái nhỏ. Nhiều người thường thái nhỏ rau, hay vò nát rau khi rửa như rau ngót, rau cải... Việc này không những rau không sạch mà còn làm mất các dưỡng chất.

6. Ăn ngay khi nấu

Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Theo các chuyên gia, thức ăn an toàn cần nấu chín ở nhiệt độ 70-100 độ C để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Nên ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín xong.

7. Ăn uống an toàn bên ngoài

Khi ra ngoài ăn tiệm, dù là nhà hàng bình thường hay sang trọng, bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh hay ngộ độc. Sự cảnh giác không bao giờ thừa.

Bạn có thể lưu ý khi gọi thức ăn. Với cà chua, được nấu ở nhiệt độ 62 độ C là an toàn cho tiêu hóa và thịt là 66 độ C. Và khi gọi món thịt bò thì hãy lưu ý nhà hàng ít nhất phải làm nó chín tới hoặc chỉ hơi tái, tốt nhất không nên ăn tái.

8. Bày bàn ăn cũng cần đúng cách

Vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh chóng nếu thức ăn không được bảo quản sau khi chế biến. Bày bàn ăn đúng cách cũng là biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn bạn hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây.

Bày bàn ăn đúng cách cũng là biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ảnh: KT


Hãy loại bỏ thức ăn dư thừa (đã tiếp xúc với nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ đồng hồ hoặc để ngoài thời tiết nóng trong hơn 1 giờ).

Nếu bạn có nhu cầu bày biện thức ăn nguội ra sớm hơn 2 giờ đồng hồ, hãy sử dụng khay đá đặc phía dưới để thức ăn được bảo quản lạnh tốt hơn và thay thường xuyên khi đá tan chảy. Khi dùng khay đá, bạn nên đựng thức ăn vào đồ đựng nông để tất cả các phần trong thức ăn được bảo quản đều.

Nếu bạn muốn bày thức ăn nóng trong hơn 2 tiếng, bạn nên sử dụng khay giữ nóng thức ăn, lò hâm (để ở bàn ăn) để giữ thức ăn luôn nóng.

9. Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp

Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Muốn khẳng định chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra.

Theo ý kiến từ phía các chuyên gia, thức ăn an toàn là khi được nấu chín ở nhiệt độ 60-100 độ C.

10. Bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh

Các loại vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong thực phẩm sẽ phát tán rất nhanh nếu không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.

Thực phẩm sau khi mua khoảng 2 giờ tại các cửa hàng hay siêu thị cần được bảo quản lạnh. Còn nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 32 độ C), trong vòng 1 giờ thì các loại thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản có thể dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3-5 ngày.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Đẩy lùi chứng chán ăn sau Tết

Sau Tết, chị Vũ, nhân viên của một công ty nước sạch bỗng thấy sợ những buổi tiệc đầu năm. Thậm chí đến bữa cơm hằng ngày, chị cũng không muốn ăn vì bụng lúc nào cũng trong tình trạng căng tức.

Hào hứng với những buổi liên hoan dịp cận Tết bao nhiêu thì giờ, đầu năm mới, chị Vũ, nhân viên của một công ty nước sạch lại sợ tiệc tùng bấy nhiêu. Ngày đầu đi làm, cả phòng kéo nhau đi ăn uống khai xuân mà chị gần như chẳng ăn được gì. "Bụng lúc nào cũng sôi ùng ục, nhìn thấy đồ ăn là sợ", chị nói.

Ăn uống quá nhiều và không khoa học trong dịp Tết dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, chướng bụng. Ảnh minh họa.


Đến bữa cơm hằng ngày, chị cũng chẳng hào hứng. Bình thường, chị ăn mỗi bữa 2 lưng cơm nhưng giờ không ăn cũng không thấy đói, thậm chí ăn vào còn khiến bụng căng tức, khó chịu. Chị Vũ lo tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sinh bệnh.

Không đến mức đầy bụng nhưng chị Thư ở Nguyễn Công Trứ, Hà Nội cũng chẳng muốn ăn uống gì sau Tết. Nhà vẫn còn nhiều bánh chưng, thịt lợn, thịt bò... nhưng cứ nghĩ đến là chị Thư sợ. Chị kể, mấy ngày Tết, chị trót ăn nhiều, lại ăn vặt theo kiểu vui miệng nên bụng lúc nào cũng lưng lửng dạ, chẳng còn cảm giác đói, thậm chí với những món khoái khẩu, chị cũng chẳng mặn mà.

"Chẳng riêng tôi, cả nhà đều thế, đến bữa, nấu cơm ra rồi lại cất đi phân nửa, chẳng ai ăn mấy, ai cũng kêu không đói, không biết đến bao giờ mới giải quyết hết số thực phẩm Tết trong nhà nữa", chị kể.

Bà Phạm Minh Hương, bác sĩ tư vấn của một viện dinh dưỡng cho biết, chán ăn sau Tết là tình trạng khá phổ biến. Điều này do nhiều nguyên nhân tạo nên. Trước hết, trong Tết, hầu hết các gia đình đều bổ sung lượng lớn thực phẩm khiến cơ thể "dư thừa", việc này kéo dài suốt cả tuần Tết nên những ngày sau đó, nhiều người không còn cảm giác thèm ăn. Thứ 2, thói quen sinh hoạt thường nhật bị phá vỡ trong dịp Tết, ăn không ra bữa, ăn vặt nhiều nên đồng hồ sinh học của cơ thể loạn nhịp, dạ dày không tiết ra dịch vị đúng bữa khiến miệng không muốn ăn.

Việc nấu cỗ Tết, đi du xuân quá nhiều... cũng khiến đến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Nguy hại hơn, việc dung nạp quá nhiều chất đạm, chất béo và tinh bột còn có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, gây nên cảm giác khó chịu.

Ăn sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn là một trong những cách đơn giản để cân bằng lại hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa.


Theo bà Phạm Minh Hương, để khắc phục tình trạng trên, mọi người cần bình tĩnh, không nên tự ép mình hoặc con trẻ ngay lập tức phải ăn nhiều và đều đặn như ngày thường. Điều đó chỉ khiến cảm giác sợ ăn tăng lên. Thay vào đó, mọi người nên ăn những món mình thích, những món cảm thấy ngon miệng để tăng tiết dịch vị, kích thích cảm giác thèm ăn trở lại. Người nội trợ nên chịu khó đổi món cho gia đình, tránh tận dụng thực phẩm thừa ngày Tết như giò, bánh chưng, thịt gà... làm thức ăn chính.

Bà Hương tư vấn, dù đói hay không, mọi người vẫn nên dùng cơm khi đến bữa, tránh ăn vặt để dần lập lại đồng hồ sinh học cho cơ thể. Ngoài ra, để "giải phóng" nhanh cho hệ tiêu hóa, người dân nên ăn nhiều chất xơ như rau xanh, hoa củ quả... giúp dễ tiêu, tránh thực phẩm nhiều dầu, mỡ, đạm... Một biện pháp đơn giản nữa là ăn sữa chua hằng ngày, đặc biệt là sữa chua có bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thực phẩm này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cường sức đề kháng... Tuy nhiên, người tiêu dùng nên chọn loại sữa chua không có chất bảo quản, đơn cử như sữa chua Probi của Vinamilk.

"Với phần lớn các gia đình ở thành phố hiện nay, vào dịp Tết, thói quen ăn uống, tiệc tùng quá nhiều kết hợp với việc lười vận động sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sau đó dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi khi vui xuân mọi người vẫn nên duy trì thói quen sinh hoạt thường nhật, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, ăn vừa đủ, bổ sung đều cả chất đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất để tránh đầy bụng khi ra Tết", bà Hương khuyến cáo.

Giúp mẹ đánh lùi táo bón cho bé với công thức Nước mía - Mật ong

Chắc hẳn nhiều mẹ cũng từng có cảm giác 'đau đớn' khi khó nhọc hỗ trợ con giải quyết 'đầu ra'.

Nhóc nhà mình bị táo bón khi được 24 tháng tuổi. Vì bé ‘đành hanh’, không chịu bú bình, mình phải lấy muỗng cho bé uống từng thìa nước nhỏ rất khó khăn. Hơn nữa, trong thời kỳ ‘kinh hoàng’ đó, nàng lại biếng ăn nên mình lo quýnh và stress ghê gớm. Mình ‘bán than’, hỏi han khắp mặt người thân và bạn bè có con nhỏ để ‘kiếm chác’ vài món ăn hoặc bài thuốc hay cải thiện tình trạng bé táo bón nhưng xem ra vẫn chẳng ăn thua.

Mỗi lần cho con đi vệ sinh, nhìn con nhăn nhó rồi khóc nấc vì đau mỗi cơn mót rặn, mình lại trực trào nước mắt. Chắc hẳn nhiều mẹ cũng từng bất lực trước những viên phân khô cứng cứ lỳ lợm tồn đọng trong trực tràng nhỏ bé và có cảm giác ‘đau đớn’ giống mình khi phải khó nhọc hỗ trợ con giải quyết ‘đầu ra’? Cũng may, như ‘buồn ngủ gặp chiếu manh’, có bà bác từ Sài Gòn ra công tác, ghé chơi nhà mình và mách cho mẹo:
Táo bón: dùng nước mía, mật ong (mỗi thứ một cốc nhỏ), trộn chung, khuấy đều rồi cho bé uống lúc bụng đói. Ngày cho trẻ dùng hai lần sáng và chiều.


Tin tưởng, mình làm theo. Chẳng thể ngờ, buổi sáng sau hai ngày uống, con gái đến bên giật giật tay ‘Đi ị, đi ị'. Lúc con đi, mình lặng lẽ quan sát sự lạ và tủm tỉm vì không còn thấy tiếng rên ‘ự ự’ hay nét mặt bí xị của con. Mình cũng hết sức ngỡ ngàng vì phân không còn ở dạng viên thâm đen khô cứng nữa, mà rất bình thường với màu vàng tươi.

Vui đến phát khóc, mình hí hửng khoe ngay với anh xã. Thế là nước mía + mật ong đã cứu mình một bàn thua trông thấy. Mình kiên trì cho con uống hơn một tháng, kể từ đó bệnh táo bón cũng 'giã từ dĩ vãn'.

Từ việc mắc lỗi để con bị táo bón, mình cũng rút ra được bài học 'nhớn' và thường xoa bóp giúp con nhuận tràng hơn. Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Cho trẻ nằm ngửa trên giường. Mẹ dùng phần cổ tay bên phải áp sát vào phần cơ bụng của trẻ. Sau đó, xoa từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Các vị thuốc quý từ những thảo dược mang tên rồng

Năm Nhâm Thìn với biểu tượng con rồng được mọi người chờ đón với nhiều hy vọng sẽ được vươn mình bay cao. Mặc dù con rồng chỉ là một hình tượng được nhân dân tưởng tượng nhưng trong cuộc sống đời thực, có những loại cây, loại quả có hình dáng giống rồng đều được đặt tên có chữ rồng với niềm tin đó là loại thuốc chữa khỏi bệnh cho con người.



Cây vẩy rồng
Còn gọi là cây mắt rồng, đồng tiền lông tên thuốc là kim tiền thảo, tên khoa học là Desmodium styracifolium, Merr. họ cánh bướm papilionaceae là loại cây nhỏ cao 40-80cm. Cây mọc hoang ở vùng đồi núi và trung du, nơi có nhiều ánh sáng. Bộ phận dùng toàn cây, thu hái chủ yếu vào mùa hè hoặc mùa thu dùng tươi hay phơi, sấy khô. Theo Đông y, kim tiền thảo vị ngọt, đắng, tính hơi hàn quy kinh can và bàng quang. Tác dụng lợi thủy, thông lâm, trị đái buốt, đái dắt, thanh nhiệt tiêu kết tụ. Chủ trị các trường hợp sỏi gan, mật, sỏi thận, sỏi bàng quang, các chứng nhiệt lâm, đái buốt, đái dắt, chữa hoàng đản, tiêu sưng, giải độc, trị mụn nhọt lở loét, viêm da, bỏng lửa. Liều dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tỳ hư, đại tiện lỏng thì không nên dùng.

Cây xương rồng
Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. họ thầu dầu Euphorbiaceae, cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trên đất nước ta làm cảnh và làm hàng rào. Dân gian thường dùng làm thuốc chữa đau nhức răng, lấy cành xương rồng cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng, mềm, rồi giã nát, loại bỏ xơ, thêm ít muối vào. Khi đau răng lấy ít thuốc trên, đặt vào nơi răng đau, ngậm chặt lại, nước dãi tiết ra thì nhổ đi, ngày ngậm 3-4 lần sẽ khỏi, súc sạch miệng không được nuốt nước. Ngoài ra, dân gian còn dùng chữa mụn độc, lấy cành xương rồng bổ dọc làm hai đem hơ nóng, áp mặt cắt lúc còn đang nóng vào chỗ sưng đau, sang độc sẽ tự tiêu.

Cây móng lưng rồng
Còn gọi cây quyển bá, vạn niên tùng, tên khoa học là Selaginella tamariscina, họ quyển bá Selaginellaceae, thân cây mọc thành búi có khi kết acao đến 10cm nom như thân kép. Cây mọc hoang và được khai thác nhiều ở một số tỉnh ven biển Nam Trung bộ như Khánh Hòa, Bình Thuận, một số tỉnh Tây Nguyên. Bộ phận dùng toàn cây, cắt bỏ gốc rễ, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng. Thành phần hóa học chủ yếu là các flavonoid, một vài glycoside khác. Móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính hàn, quy vào kinh can, tỳ. Dùng sống có tác dụng phá huyết, tiêu ứ chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, trưng hà. Sao đen có tác dụng cầm máu. Thường dùng chữa ho ra máu, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, băng lậu ở phụ nữ. Liều dùng 6-10g. Trường hợp có thai không dùng.

Rồng xanh (quả thanh long)
Thanh nhiệt bổ phế: Gọi là thanh long vì thân dài uốn lượn như rồng. Thanh long có vitamin E và chrysanthmin - chất này có nhiều trong vỏ quả nho, song trong thanh long là nhiều nhất. Chrysanthmin có tác dụng chống ôxy hóa, chống gốc tự do, chống sự lão hóa và suy giảm trí nhớ. Vitamin C trong thanh long và chất xơ có tác dụng giảm béo hạ đường huyết, nhuận trường, chống ung thư. Những hạt đen li ti như hạt vừng đen trong quả thanh long có tác dụng xúc tiến tiêu hóa. Ăn thanh long sáng mắt, tốt xương, giúp hình thành niêm mạc. Thanh long là loại quả thích hợp cho người tăng huyết áp và người bị tiểu đường. Thanh long để trong nhà ban đêm hấp thu carbon dioxide và tỏa ra khí ôxy làm sạch không khí bảo vệ môi trường. Theo Đông y, quả thanh long vị ngọt, nhạt, tính mát: có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái hóa đàm. Là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Quả thanh long được dùng trị viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, lao phổi, say rượu. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoa thanh long 30g nấu canh với thịt lợn mà ăn. Thân thanh long có tác dụng thư cân hoạt lạc, giải độc dùng trị bỏng lửa, bỏng nước, gãy xương, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt (sang ung). Dùng một lượng thân vừa đủ loại bỏ vỏ và gai, giã nát, lấy nước bôi hay dùng bã đắp.